Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Bán, lắp mắt thần- mắt thần gắn cửa-ống nhòm cửa 0989743199: GÂY BÃO MẠNG BÀI VIẾT "SỐNG SAO VỚI 6 TRIỆU / THÁN...

SỐNG SAO VỚI 6 TRIỆU / THÁNG ?
Đọc bài này hay quá nên chia sẻ để nhiều bạn trẻ được biết.
"Với 6tr/tháng mà bạn vẫn đang lâm vào tình trạng túng thiếu, nợ nần chồng chất...đó là do bạn không nắm được luật chơi thôi...và trong cuộc sống này bạn không nắm vững luật là bạn thua rồi...thế nên cái gì cũng cần phải học" - TS: Lê Thẩm Dương
bạn giám ghĩ giám làm giám lăn lộn bạn sẽ thay đổi cuộc sống hiện tại.
Bán, lắp mắt thần- mắt thần gắn cửa-ống nhòm cửa 0989743199: GÂY BÃO MẠNG BÀI VIẾT "SỐNG SAO VỚI 6 TRIỆU / THÁN...: mắt thần ( ống nhòm cửa) http://www.matthan68.vn  http://matthangancua.blogspot.com  https://www.facebook.com/pages/Mắt-thần-lỗ-nhòm-cửa-...

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

Hãy từ bỏ chất gây hại cơ thể ngay khi còn chưa muộn

http://www.matthan68.vn/

Đi lòng vòng trên mạng, tìm được bài này khiến mình phải suy nghĩ. Mọi người cùng đọc và share cho người thân nếu cần.


Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi :

- Sao chú muốn thử đường huyết?

- Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.

- Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, chức năng thận, và đánh giá biến chứng mới điều trị được

Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.

- Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?

- Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.
Khi mình cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời. Dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.
- Chú hút thuốc nhiều không?

- Cỡ 1 gói 1 ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.

- Chú uống rượu nhiều không?

- Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.

- Chú có vợ con gì không?

- Dạ, một vợ, 3 con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nó bỏ lên Bình Dương làm công nhân hết rồi.

- Cháu nghĩ chú nên qua khám bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

- Tôi bị lao hả bác sĩ.

- Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng ....

- Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.

- Cháu cũng nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.

- Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?

- Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết ... mới có thể kết luận.
Một khoãng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoãng 15 phút sau mới trở lại như bình thường.
- Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?

- Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm... Tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào đáp ứng điều trị.

- Tại sao lại là tôi chứ?

- Tại sao không là chú?

- Tại ....
Lại một khoãng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.
- Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?

- Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.

Mình vẫn hay tự hỏi : Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.

Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần.

"Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu", hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú rồi đến chén anh.

Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là "trời kêu ai nấy dạ", nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó.

Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục...làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.

- Bây giờ tôi phải làm sao?

- Bây giờ cháu cho thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bên Phạm Ngọc Thạch, bên đó chuyên hơn.

- Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa.

- Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là hoạ. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

- Sống thật sâu?

- Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ của chú và thì thầm lời cám ơn?

Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thuỷ đã đi với chú gần ấy năm mà không một tiếng than van dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?

- Bác sĩ ... Tôi ... Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

- Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?

- Ơ ...

- Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế đó. Cuộc sống vô thường và con người ai mà không có bệnh có tử. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận được thôi. Từ chấp nhận đến quay lại nhìn về chính mình gần trong gang tấc.

- Cám ơn bác sĩ.
----
- Chú ấy là gì của anh?

- Cha ruột.

- Anh có hay đưa chú đi khám bệnh không?

- Bận lắm bác sĩ ơi, với lại ở xa nhau.

- Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?

- Dạ....

- Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?

- Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say sỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con.... Tôi nói thiệt từ nhỏ đến giờ ổng chưa dạy tôi bất cứ điều gì. Anh em tôi chẳng được đi học....

- Anh có hận chú không?

- Không.

- Không?

- Dạ, dù xấu hay tốt ổng cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai đâu có lỗi do ổng, tại ông bà hay môi trường sống nó thế.

Mình bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.

Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học chữ cho nhiều vào làm gì, bằng cấp tiến sĩ giáo sư làm chi mà không biết quan tâm yêu thương cha mẹ già, không biết sống sao cho có tình có nghĩa.

- Bệnh này điều trị tốn kém lắm. Về mua bảo hiểm gấp đi. Được đồng nào hay đồng đó.

- Dạ.

Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng mình chùng xuống. Mình mong có phép lạ xảy ra, bởi một người con chí hiếu không bao giờ người bạn cuộc sống lại làm ngơ.

- Dù xấu hay tốt ổng cũng là cha của mình. Câu nói ấy theo đuổi mình tới tận giờ này!

(Nguồn: Facebook Điền Vương)

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

CHẾ ĐỘ THAI SẢN MỚI NHẤT 2015, CÁC MẸ CHUẨN BỊ SINH NÊN THAM KHẢO

http://matthan68.vn/
https://www.facebook.com/pages/H%C3%ADt-c%E1%BB%ADa-ch%E1%BA%B7n-c%E1%BB%ADa-ch%E1%BB%91ng-va-%C4%91%E1%BA%ADp-B%C3%A1n-l%E1%BA%AFp0989743199/1414060215528097?ref=hl

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

Chế độ thai sản được thực hiện từ khi bạn mang thai cho đến tháng thứ 4 sau khi sinh: 

- Chế độ khám thai:
+ Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. ( tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần ).
+ Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần): Đặt vòng: nghỉ 7 ngày. Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.
- Nếu trong quá trình mang thai bạn bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản: 10 ngày nếu thai dưới một tháng; 20 ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; 40 ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; 50 ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên ( tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần). 
>>>Các bạn có thể tham khảo thêm: Những điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp 2015

[​IMG]
- Chế độ thai sản khi sinh con:
+ Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. 

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
+ Hết thời gian nghỉ thai sản trên nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 

- Mức hưởng chế độ thai sản:
+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh. 

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. ( Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2015 hiện nay là 1.150.000 ).
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Sau khi sinh, con chết:
Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi; Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
Sau khi sinh, mẹ chết: 
- Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi; 
- Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
Điều kiện: 
Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. 
Thời gian nghỉ:
- Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên. 
- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật. 
- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.
Mức hưởng: 
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

Luật Bảo hiểm xã hội mới: Thêm nhiều chế độ thai sản tốt hơn
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và sẽcó hiệu lực từ 1/1/2016. Nhiều chế độ chính sách được hoàn thiện đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động như chế độ thai sản linh hoạt hơn, tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm xã hội công bằng hơn.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bổ sung nhiều chế độ thai sản tốt hơn cho các đối tượng.
Cụ thể:
+ Lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 514 ngày khi vợ sinh con và quy định thêm chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
+ Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như quy định cũ).
+ Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi.
+ Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.
+ Tăng thêm một tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh, quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.
Bà Trần Thị Thúy Nga cho biết, thời gian nghỉ thai sản tối thiểu phải đảm bảo người mẹ mang thai phục hồi sức khỏe, vì vậy Bộ Lao độngThương binh và Xã hội đang dự định đề xuất cho lao động nữ mang thai hộ được nghỉ thai sản tối đa 4 tháng. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, tùy thuộc vào tháng tuổi của con, người mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con được 6 tháng tuổi như quy định nghỉ thai sản trong trường hợp nhận con nuôi.


Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản(Các bạn có thể xem thêm: Các làm tờ khai tham gia BHXH - BHYT - BHTN: Mẫu số TK1-TS)

1. Khám thai: 

Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65HD).
2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai: 
Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65HD).
3. Sinh con: 
- Sổ BHXH. 
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con. 
- Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
- Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).

4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi: 
- Sổ BHXH;
- Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).
* Lưu ý: 
Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi: 
- Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống);
+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết);
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao). 
- Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người mẹ;
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11AHSB).

- Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:
+ Sổ BHXH của người cha;
+ Bản sao Giấy khai sinh của con;
+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).
- Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:
+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi;
+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con. (Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền);
+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11BHSB).
* Lưu ý: 
Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67aHD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

5. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: 
Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69aHD): 03 bản. Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật.